cart.general.title

In lụa là gì | Tổng quan về in lụa (in lưới) và ứng dụng in lụa

In lụa là gì | Tổng quan về in lụa (in lưới) và ứng dụng in lụa

Trên thị trường hiện nay có đến 70% các thương hiệu sử dụng kỹ thuật in lụa để in hình ảnh, slogan, logo lên sản phẩm. Vậy in lụa gia công là gì? Tìm hiểu ngay các kiến thức cơ bản nhất về in lụa gia công trong bài viết dưới đây từ Natoli nhé! 

In lụa (in lưới) gia công là gì?

In lụa còn được gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải…

Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa, cho tới nay bản lưới khuân in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các chất liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi mới là in lưới.

In lụa trong tiếng anh là gì ? In lụa gia công hay còn gọi là in lưới có tên tiếng anh là “silk screen printing”. Đây là cách in thủ công vô cùng thông dụng trong ngành công nghiệp thời trang, may mặc.

In lụa có thể thực hiện được trên mọi chất liệu từ vải đến name card, thuỷ tinh, bao bì, giấy, vải không dệt,...In lụa thường được sử dụng khi các thương hiệu cần in nhãn hiệu, logo, slogan, bao bì, danh thiếp,...

Về nguyên lý hoạt động, in lụa là phương pháp in xuyên. Khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới bằng Polyester hoặc kim loại căng trên khung gỗ hoặc nhôm có hình chữ nhật.

Khi in mực sẽ được đổ vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực mực sẽ xuyên qua các ô lưới và dính lên bề mặt vật liệu bên dưới tạo thành hình ảnh. 

Sở dĩ có tên gọi là in lụa là trong lịch sử kỹ thuật này được áp dụng cho chất liệu tơ lụa. Theo thời gian người ta thay thế bằng các chất liệu khác như vải sợi, vải bông, giấy, kim loại, thuỷ tinh,...

Kỹ thuật in lụa gia công

Ưu điểm của in lụa gia công

Giống như các kỹ thuật in ấn khác, in lụa gia công cũng có những ưu nhược điểm riêng. Nên khi tìm hiểu về kỹ thuật này bạn cần nắm bắt được ưu nhược điểm nổi bật để có lựa chọn đúng đắn nhất. 

Về ưu điểm, in lụa có chi phí in ấn thấp hơn so với các kỹ thuật khác. Bởi đây là kỹ thuật in truyền thống không cần phải đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại. 

Với in lụa, khách hàng có thể lựa chọn in trên nhiều chất liệu khác nhau như: Vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su,…đều cho ra những sản phẩm có chất lượng hình ảnh sắc nét. Bên cạnh đó khách hàng có thể lựa chọn in nhiều màu sắc theo ý muốn và nhu cầu của mình.

Ngoài ra kỹ thuật in lụa gia công còn có thể thực hiện được cho các đơn vị nhỏ in số lượng ít. Khách có thể lựa chọn chủ động thực hiện in nhanh khi cần gấp. Sản phẩm sau khi in có hình bóng đẹp, độ bền cao trong quá trình sử dụng.

In lụa gia công có thể thực hiện được trên mọi chất liệu 

Nhược điểm của in lụa gia công

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì in lụa cũng có một số nhược điểm nhất định. 

  • Một trong những nhược điểm chính là mất nhiều thời gian do mỗi màu in, hình in sẽ sử dụng một khuôn riêng biệt. 
  • Hình dễ bị đứt gãy trong quá trình in hoặc sau khi in nếu như mực in không đạt chất lượng tốt. 
  • Khi in lụa mực bám khá chặt lên chất liệu nên rất khó làm sạch. Đồng thời trong quá trình thực hiện mực có thể bị lem ra bên ngoài nếu không cẩn thận. 
  • Bảng phim in lụa đòi hỏi phải có có file vector, file thiết kế. Các file ảnh sẽ không sử dụng được nên mất khá nhiều thời gian thực thi. 

Ngoài ra in lụa rất khí thực hiện được các hình biến sắc hay màu charm. Đồng thời mất nhiều thời gian, công đoạn thực hiện nên chỉ phù hợp với các đơn hàng nhỏ, số lượng ít.

Xem thêm về bài viết: Xưởng túi xách xuất khẩu các hãng giá rẻ chất lượng tại tphcm

Phân loại các kiểu in lụa thường gặp

Bên cạnh in lụa truyền thống thì hiện nay kỹ thuật này đã phát triển thêm nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng loại chất liệu riêng biệt. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm để lựa chọn cách in lụa phù hợp. Một số kiểu in lụa thường gặp như: In lụa chồng màu, in lụa chuyển nhiệt, in lụa 3D hiện đại. 

Cách pha mực khi in lụa

In lụa chồng màu

In lụa chồng màu hay còn gọi là in Tram. Đây là một trong những kỹ thuật in khó, đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện. 

Thông thường trong in ấn chúng ta thường dùng 4 màu chính là: Đỏ, vàng, xanh, đen để phối tạo ra tất cả các màu sắc khác. In lụa chồng màu cũng dựa trên các nguyên tắc đó để phối màu sáng tối, tạo ra hình ảnh. 

Điểm khó nhất trong kỹ thuật in lụa chồng màu là xuất được film và chụp được toàn bộ bản còn lại của các quá trình vẫn giống in lụa bình thường. Chính vì thế kỹ thuật in lụa chồng màu đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, tinh tế và tỉ mỉ. 

In lụa chồng màu có một số ưu điểm nổi bật như: Hình in có màu sắc đẹp, thu hút hơn so với in lụa đơn sắc. Màu in đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 

Bên cạnh đó phương pháp in lụa chồng màu mực dễ thấm vào vật liệu hơn giúp tiết kiệm mực in mà vẫn tạo ra hình ảnh sắc nét, ấn tượng. 

In lụa chồng màu tạo ra hình ảnh sắc nét, đẹp mắt

Cách in lụa chồng màu được thực hiện qua 4 bước là:

- In một lớp màu.

- Sấy cho tạm khô.

- In tiếp lớp thứ 2, 3 tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm.

- Sấy ở nhiệt độ từ 120-140 độ C.

In lụa chuyển nhiệt

In lụa chuyển nhiệt là cách thức in gián tiếp từ lớp mực in đến bề mặt sản phẩm thông qua lớp giấy trung gian nhờ áp lực nóng lên của nhiệt độ cao.

Nguyên tắc của in lụa chuyển nhiệt là sử dụng nhiệt ép mực in từ giấy nền, thấm dần đều vào bề mặt của sản phẩm. Quá trình này diễn ra từ từ để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. 

Cách in lụa chuyển nhiệt:

In keo lên giấy in và sản phẩm, dưới tác động của nhiệt độ cao chúng sẽ từ từ nhả ra và hoà lẫn vào mực và thấm đều lên khắp bề mặt. Sử dụng lưới in 2 - 3 lần, gạt đều và nhẹ tay. 

Quá trình in được thực hiện nhanh chóng. Mỗi lần từ 10 - 12s dưới áp lực dao động từ 4 - 6kg, nhiệt độ 160 - 1800 độ C. 

Kỹ thuật in lụa chuyển nhiệt 

Ưu điểm: 

- Phim in, giấy in chuyển nhiệt có thể dự trữ để tái sử dụng. 

- Có thể in trên nhiều chất liệu như nhựa, vải,...

- Chất lượng sản phẩm hoàn hảo với đường nét tinh xảo, đẹp mắt. Các chi tiết hình in sắc sảo đến từng đường nét. 

- Sản phẩm sau khi in bền đẹp với thời gian. 

Nhược điểm: Chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp khác và khó thực hiện hơn so với in lụa thông thường.

Kỹ thuật in lụa 3D

Kỹ thuật in lụa 3D mang lại nhiều hiệu ứng đặc biệt, đẹp mắt và thu hút với những sản phẩm chất lượng cao, độc đáo và đẹp mắt. Các sản phẩm in 3D thường được bán với giá tốt hơn và rất được ưa chuộng trên thị trường. 

Hiện nay công nghệ in lụa 3D là phương pháp được ứng dụng phổ biến với những đơn hàng lớn, số lượng nhiều. Các sản phẩm in nếu là hình ảnh sẽ được sử dụng phương pháp tách 4 hoặc 6 màu tram. Quy trình thực hiện được in theo thứ tự: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen và màu phụ. 

Kỹ thuật in lụa 3D cho ra đời các hình ảnh sống động, tươi sáng và có chiều sâu hơn. Tất cả là nhờ màu sắc của mực in lụa đẹp hơn và có bề mặt hiệu ứng riêng biệt so với màu mực in các loại vải khác. Các sản phẩm do in lụa 3D đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu về tính thẩm mỹ, kể cả với những người khó tính nhất.

Quy trình in lụa 3D kỹ thuật số:

Quy trình in lụa

Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm đã được rửa và phơi khô sạch sẽ, khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau tuy nhiên đa số được sử dụng là khung hình chữa nhật.

Bước 2: Chụp bản
Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.
Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.

Bước 5: In sản lượng: Đánh giá chất lượng của bản in thử thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.
Bước 6: Rửa khung: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.
Hiện nay in lụa thường ít được sử dụng hơn so với trước đây bởi quy trình in rườm rà và in số lượng lớn thường rất hạn chế mất nhiều công đoạn, chúng được thay thế bằng in kỹ thuật số, in phun, in laser… nhiều hơn.

Ứng dụng của in lụa gia công trong cuộc sống

Đến thời điểm hiện tại in lụa gia công vẫn rất phổ biến trong cuộc sống. Nó xuất hiện ở hầu hết mọi ngành nghề, trên mọi chất liệu với hình ảnh sắc nét, đẹp mắt. 

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất chính là in lụa áo thun, in lụa trên giấy, in lụa trên nhựa, in trên bao bì, thậm chí là cả các chất liệu như mạch điện tử, kim loại, túi xách, giày da, khăn lạnh,...

Áp dụng kỹ thuật in lụa trên mọi chất liệu đều cho ra đời những hình ảnh chất lượng, đường nét, hoa văn rõ ràng, chi tiết, đảm bảo mọi yêu cầu về tính thẩm mỹ. Đặc biệt là khi áp dụng kỹ thuật in lưới trên vải, in lụa 3D sẽ tạo thành các hình ảnh sống động, chân thực nhất. 

In lụa balo

Balo, túi xách in lụa 3D sống động như thật

In lụa áo thun

Ngoài ra ứng dụng in lụa đồng phục cũng rất phổ biến trên những bộ đồ thể thao, đồ đôi ngộ nghĩnh. Đặc biệt là với những chiếc áo dài lụa in 3D sống động như thật các cô gái sẽ trở nên duyên dáng và quyến rũ hơn bao giờ hết. 

In đồng phục áo thun

in lụa trên giấy

Bên cạnh việc ứng dụng in lụa trên các sản phẩm thời trang, in lụa gia công còn là phương pháp in bổ sung cho các công đoạn thành phẩm sau khi phủ UV cục bộ, các loại thẻ, name card,... 

In trên giấy, card

In lụa trên nhựa

In lụa trên nhựa

In trên bao bì

In lụa trên bao bì

In thiệp cưới

Với ưu điểm vượt trội là chất lượng bản in rõ nét, ít phai màu, in lưới thủ công còn được ứng dụng khi in thiệp cưới hoặc hình ảnh trên những chiếc balo, túi xách chất lượng.

In lụa trên thiệp cưới

Quy trình in lụa mà mọi người nên biết

Quy trình này bao gồm nhiều bước khác nhau, mỗi bước là một công đoạn cần thiết nên các bạn không thể bỏ qua được. Muốn biết in lụa là gì thì hãy xem quy trình in lụa dưới đây nhé:

Chuẩn bị khung và pha keo

Khung có thể làm từ nhựa, gỗ, kim loại nhưng thông thường nhất được làm từ nhôm cho sự bền bỉ. Khung cần được rửa sạch, phơi khô ráo nước. Có thể có nhiều hình dạng khác nhau nhưng các loại khung hay được sử dụng nhất là hình vuông và chữ nhật.

Sử dụng trên nhiều sản phẩm may mặc

Sử dụng trên nhiều sản phẩm may mặc

Chụp bản và pha mực

Chụp bản vẽ cần in, sau đó các bạn có thể những khung lụa li ti với nhiều lỗ nhỏ để in. Lưới in lụa cần phải làm tỉ mỉ để tránh những sai sót không đáng có. Tùy thuộc chất liệu in mà các bạn sẽ chọn loại mực phù hợp, khâu này rất quan trọng để tránh hỏng túi xách, balo.

In thử, canh

Cho mực lên máng để quét lên lưới in lụa, quét đều hai mặt rồi phải sấy thật khô. Sau đó tiếp tục dán phim mặt ngoài của lưới in, dán kĩ 4 góc. Đem phơi từ 3-5 phút trước ánh nắng mặt trời, máy phơi để kiểm tra chất lượng.

Đánh giá và in

Khi đã in thử thành công, bản in đẹp thì các bạn có thể tiến hành in hàng loạt. Sau khi in nhớ gỡ lưới in, đem khung rửa thật kĩ để sử dụng cho lần tới.

Công nghệ in lụa ngày càng hiện đại với máy móc

Công nghệ in lụa ngày càng hiện đại với máy móc

Hiện nay thì in lụa đã dần được thay thế bằng nhiều cách in như kỹ thuật số, phim, laser… Tuy nhiên một số loại túi đặc biệt vẫn sử dụng cách in này. Để có một chất lượng bản in lụa gia công tốt thì cần tay nghề nhân viên cực tốt. Vì vậy nếu các bạn quan tâm tới các sản phẩm túi, balo in lụa chất lượng cao có thể tới một công ty hấp dẫn dưới đây.


Cũ hơn Mới hơn


0901881777