cart.general.title

Vải nylon là gì ? Tổng quan về chất liệu vải nylon chi tiết nhất

Vải nylon là gì ? Tổng quan về chất liệu vải nylon chi tiết nhất

Chắc hẳn đối với chất liệu vải nylon thường xuất hiện dày đặc trong cuộc sống của chúng ta mà có thể chúng ta không để ý. Vải nylon thường được ứng dụng trong sản xuất quần áo, áo mưa, đồ bơi,... Trong bài viết này Natoli sẽ giúp bạn tìm hiểu về chất liệu vải nylon chi tiết nhất về nguồn gốc xuất sứ, cũng như các loại vải nylon, ứng dụng.

Vải nylon là gì?

Vải nylon là loại nguyên liệu tổng hợp polyme từ dầu mỏ và than đá. Do không chứa thành phần hữu cơ nên nó còn được gọi là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamt aliphatic. 

Nylon được tạo ra bởi một quá trình gọi là trùng hợp (phản ứng trùng hợp ngưng tụ), trong đó các phân tử ngắn riêng lẻ tạo thành các đại phân tử chuỗi dài có khối lượng phân tử tương đối cao.

 Nylon polyme được kéo thành sợi nylon và sau đó tạo nên vải nylon

Trong quá trình trùng hợp, các chuỗi khổng lồ polyme tạo thành các nhóm amit. Chất này sau đó được đùn qua một ống quay - một thiết bị trông tương tự như vòi hoa sen có hàng chục lỗ nhỏ. Sau khi đùn qua trục quay, nylon ngay lập tức cứng lại thu được các sợi.

Quá trình “kéo” sợi nylon này làm cho các phân tử polyme sắp xếp theo một cấu trúc song song, liên kết với nhau tạo thành vải nylon.

Nylon lần đầu tiên được sản xuất như một nguyên liệu tổng hợp thay thế cho tơ tằm. Vì vậy sợi Nylon có cấu trúc hóa học tương tự như sợi tơ.

Xem thêm về bài viết: Vải Polyester là vải gì ? Chất vải polyester như thế nào

Nguồn gốc xuất xứ của vải Nylon

Khi lần đầu tiên được công chúng biết đến vào năm 1938, nylon đã khẳng định một sự mới lạ mà không một sản phẩm nào khác có thể sánh được. 

Một mô hình quảng cáo nylon Los Angeles, California

Nylon ban đầu được phát triển bởi bởi một nhà nghiên cứu hóa học tên là Wallace H. Carothers làm việc cho Dupont vào đầu những năm 1920 và chính thức công bố tại Hội chợ Thế giới năm 1939.

Nó được sản xuất sau một thời gian dài nghiên cứu nhằm phát triển một loại sợi mới có thể thay thế tơ tằm. Vào thời điểm đó, DuPont không có ý định sử dụng nylon cho các ứng dụng khoa học và công nghiệp, và mục đích chính của loại polymer mới này là dành cho dệt may.

Năm 1938, DuPont bắt đầu xây dựng một cơ sở sản xuất vải nylon ở Seaford, Delaware, có thể sản xuất tới 12 triệu pound sợi tổng hợp mỗi năm.

Vào thời điểm chiến tranh bắt đầu, bông được sử dụng cho hơn 80% các ứng dụng dệt ở Hoa Kỳ, và hầu hết tất cả các loại hàng dệt khác đều được làm từ len. Tuy nhiên, đến năm 1945, các loại sợi tổng hợp như nylon chiếm khoảng 25% thị phần dệt may.

Thành công ấn tượng đầu tiên của họ diễn ra tại các buổi trình diễn thời trang Paris năm 1955, trong đó ít nhất 14 chất liệu sợi tổng hợp nylon DuPont đã xuất hiện ở các bộ sưu tập của Coco Chanel, Jean Patou và Christian Dior. 

Chiếc váy vải tuyn nylon trong bộ sưu tập của Dior năm 1958-1959

Loại vải này vẫn phổ biến trong suốt những năm 1940 và 1950, nylon và các loại vải dệt tổng hợp khác đã giảm dần mức độ phổ biến kể từ những năm 1970. Mặc dù ứng dụng của nylon trong hàng may mặc tiêu dùng đã giảm đi, nhưng họ polyme này ngày càng trở nên phổ biến cho các mục đích công nghiệp và khoa học.

Đặc điểm của vải nylon

Bất kỳ loại vải nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của vải nylon:

Ưu điểm của vải Nylon

Một số ưu điểm của vải nylon sẽ giúp bạn phần nào hiểu được tại sao chúng lại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống đến vậy

  • Độ bền cao: Ưu điểm đầu tiên là vải có độ bền theo thời gian so với các loại khác như voan, lụa...Chúng không dễ bị rách và có khả năng chống mài mòn tuyệt vời. 

  • Nhẹ: Trọng lượng nhẹ nên những sản phẩm làm từ vải nylon luôn tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người dùng.

  • Bắt màu nhuộm tốt: Nhờ ưu điểm này nên vải nylon có độ chuẩn màu rất cao, bóng và mịn màng hơn so với vải từ các sợi nhân tạo khác. Vải bền màu, không bị ảnh hưởng hầu hết bởi các loại hóa chất, cồn, mồ hôi hoặc dầu 

Vải sợi nylon có màu sắc tươi sáng

  • Nhanh khô: Một trong những ưu điểm của sợi tổng hợp là khả năng hút ẩm thấp nhưng lại rất nhanh khô, chịu được môi trường có độ ẩm cao.

  • Khả năng kháng khuẩn: vải nylon có khả năng chống nấm mốc, nấm mốc, côn trùng và nấm, giúp bảo vệ sức khỏe của người dùng.

  • Ít nhăn: Vải nylon là dòng vải hầu như ít khi bị nhăn so với các dòng vải khác và dễ trở lại trạng thái phẳng như ban đầu lại.

Nhược điểm của vải Nylon

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật song vải nylon cũng còn nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục.

  • Nylon có nhiệt độ nóng chảy cao (tan chảy ở khoảng 215oC – 260oC.) nhưng khi vượt quá điểm này, vải sẽ tan chảy. Nếu không cẩn thận lựa chọn đúng chế độ khi là có thể dẫn đến hỏng quần áo

  • Sử dụng quần áo nylon trong khi nấu ăn rất nguy hiểm vì vải nylon tan chảy nếu gặp lửa và sẽ dính vào cơ thể

  • Đặc tính hút ẩm kém của vải đôi khi khiến người tiêu dùng cảm thấy bí bách, đặc biệt trong các ngày hè. Bạn nên hạn chế sử dụng loại vải này khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao

Quần áo vải nylon khả năng hút mồ hôi kém

  • Không tự phân hủy: Không có khả năng tự phân hủy và tỉ lệ tái chế thấp là nhược điểm của tất cả các sợi tổng hợp. Đốt cháy vải nylon tạo ra hydro xyanua, oxit nitơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe con người .

Các loại nylon thông dụng

Từ khái niệm vải nylon là gì, chúng ta có thể hiểu rằng loại vải này được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp theo những công thức hóa học nên các nhà sản xuất hoàn toàn có thể điều chỉnh để tạo ra các loại nylon phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các loại nylon thông dụng hiện nay bao gồm: 

Vải Nylon 6-6

Nylon 6-6 là loại vải nylon tổng hợp 100% đầu tiên được phát triển bởi Dupont được hình thành bởi quá trình polycondensation nhiệt của 2 phân tử là hexamethylene diamine và axit adipic.

Nylon 6-6

Nylon 6-6 có mặt trong mọi ngành công nghiệp vì chúng có những đặc tính hàng đầu như nhẹ, bền, chống thấm tốt hơn so với các loại sợi tự nhiên khác hoặc thậm chí hơn cả một số kim loại.

Vải Nylon 6

Chỉ một loại phân tử được sử dụng để tạo thành nylon 6, loại phân tử này cũng có 6 nguyên tử cacbon. Đơn vị lặp lại cho nylon loại 6 được làm từ caprolactam (còn gọi là ε-caprolactam). Nylon 6 được sử dụng để sản xuất vải tuy nhiên ứng dụng không phổ biến như nylon 6-6. 

Vải Nylon 11

Nylon 11 hoặc Polyamide 11 (PA11) là một polyamide, một thành viên của họ polyme nylon được sản xuất bằng phản ứng trùng hợp của axit 11-aminoundecanoic. Nó được sản xuất từ hạt thầu dầu của Arkema.

Nylon 11 là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất

Nylon 11 được dùng làm nguyên liệu sản xuất hoặc phụ trợ trong lĩnh vực hàng không, dầu khí, dệt may, ô tô, thiết bị điện tử và thể thao, vỏ bọc dây và lớp phủ kim loại...

Vải Nylon 510

Nylon 510 là loại nylon được tổng hợp từ pentamethylene diamine và axit sebacic. Dupont có ý định thay thế nylon 6-6 bằng nylon 510, tuy nhiên do chi phí sản xuất đắt đỏ, gây nhiều khó khăn khi sản xuất hàng loạt nên không được sử dụng quá rộng rãi. Nylon 510 được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm công nghiệp và hóa học. 

Ứng dụng của vải nylon

Thực sự đây là một chất liệu được ứng dụng vô cùng thông dụng bởi nó đáp ứng được rất nhiều nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà giá thành lại phải chăng. 

Vải nylon may đồ thể thao

Nhờ vào ưu điểm nổi bật về khả năng chống thấm nước, cản gió vải nylon được ứng dụng trong nhiều loại trang phục thể thao, áo khoác gió, giày leo núi, balo leo núi, túi ngủ...Một số thương hiệu đồ thể thao lớn cũng sử dụng vải nylon cho các sản phẩm của họ như Adidas, Nike, The North Face…

Vải nylon được sử dụng để may áo khoác gió

Vải nylon may áo mưa

Cấu trúc phân tử dày đặc tạo cho nó khả năng chống thấm nước tuyệt vời nên được ứng dụng rộng rãi cho sản xuất các loại áo mưa. 

Áo mưa chất liệu nylon

Vải nylon may đồ bơi

Những bộ đồ bơi làm từ vải thun nylon có bề mặt vải nhẹ và căng, độ co dãn tốt giúp người mặc thực hiện được các động tác bơi một cách dễ dàng, thoải mái. Giá thành của những bộ đồ bơi vải thun nylon cũng rất hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng.

Đồ bơi từ vải thun nylon rất được ưa chuộng trên thị trường

Ứng dụng Vải nylon làm đồ nội thất

Đặc tính chống nước cùng độ sáng bóng, tươi sáng, bền màu người ta thường dùng vải nylon để sản xuất nhiều đồ dùng nội thất gia đình như rèm cửa, ga trải giường, khăn trải bàn, thảm trải sàn.... 

Ga trải giường vải nylon

Các ứng dụng khác của vải nylon

Không chỉ phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vải nylon còn là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho các lĩnh vực khác như: làm lều, áo giáp, phông bạt, tấm dù, cuộn phim, ống lót, bao đựng, dây đàn, vợt cầu lông,...

Các loại vải không nhãn đươc ưa chuộng nhất trên thị trường

Cách nhận biết vải Nylon

Hiện nay các loại vải thường bị pha trộn rất nhiều thành phần khác nhau nên việc xác định được đó có phải 100% nylon hay không là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên bạn có thể kiểm tra bằng một số dấu hiệu nhận biết dưới đây: 

  • Màu sắc của vải nylon rõ ràng, sắc nét, bề mặt vải mịn màng và sáng bóng

  • Vì vải nylon rất ít nhăn nên dù có bị vò thì vải vẫn nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu

  • Vải ít thấm nước, có độ trơn nhất định

Nhận biết vải nylon bằng độ chống thấm nước

  • Khi đốt vải nylon, ban đầu vải sẽ co lại từ vị trí ngọn lửa và sau đó sẽ cháy từ từ. Các sợi sẽ tỏa ra mùi giống mùi cần tây và tạo nên cặn cháy màu đen.

Xem thêm về bài viết: Các loại vải thông dụng trong ngành may mặc

Vải kate là vải gì ? Tất tần tật về chất liệu vải kate 
Vải không dệt là gì, Ứng dụng của vải không dệt trong cuộc sống
Vải lanh là gì và Đặc tính, tính chất vải sợi lanh là gì ? 
Vải len là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính và ứng dụng của vải len
Vải linen là gì ? Đặc tính, ứng dụng và quy trình sản xuất 

Bằng bài viết tổng hợp các thông tin về vải nylon, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi vải nylon là gì? Những kiến thức hữu ích, thú vị về từng loại vải sẽ được chúng tôi cập nhật và chia sẻ đến các bạn một cách thường xuyên.  Đừng bỏ lỡ nhé!

Tag : Vải Polyester , Vải Polymer , Vải cotton , Vải dù polyester , Nhận biệt vải nylon , Quản vải nylon , Vải nylon FABRIC , Túi vải polyester


Cũ hơn Mới hơn


0901881777