Nếu bạn là một người học may, việc học và thực hành đo lường cùng những cách thức tính toán số đo cắt may là một bước đệm để phục vụ cho những tác vụ may mặc sau này.
Do đó, việc đo lường và cách tính số đo cắt may chắc chắn sẽ có những công thức dễ dàng và chính xác nhất để bạn có thể áp dụng, cùng Natoli tìm hiểu về bài viết này nhé.
Cách tính số đo cắt may
Cách tính số đo may áo
Cách tính số đo may áo
Để có thể tính số đo may áo, các bạn phải quan tâm tới những chỉ số sau đây:
Chiều dài: đo từ cổ sau xuống hết phần mông
Ngang vai: đo từ phần đầu vai trái cho đến hết phần vai phải
Dài tay chia làm 2 kiểu đo:
Ngắn tay: đo từ đầu vai đến hết nếp gấp giữa bắp tay và cánh tay.
Dài tay: đo từ đầu vai đến hết cổ tay.
Vòng cổ: lấy số đo sát quanh chân cổ (nơi lớn nhất của cổ)
Vòng ngực: đo khi ngực đầy nhất (nên mặc áo ngực nếu là nữ)
Chiều hạ eo: tính từ chân cổ sau đến hết eo từ 3-4cm
Chiều hạ ngực: đo từ phần sát cổ (cao nhất vai) đến đầu ngực (nên mặc áo ngực nếu là nữ)
Vòng mông: đo vùng nảy nở nhất
Cách tính số đo may quần
Cách tính số đo may quần
Để tính số đo may quần, chúng ta cần quan tâm tới những chỉ số sau đây:
Chiều dài: đo từ eo đến hết mắt cá chân
Chiều hạ gối: từ eo đến trên phần đầu gối khoảng 3-4cm
Vòng bụng: đo sát eo
Vòng mông: đo vùng nảy nở nhất
Ống quần: đo phần vòng trên đầu gối khoảng 4-5cm (nếu là quần đùi) và cổ chân (nếu là quần dài)
Cách tính số đo may váy
Cách tính số đo may váy
Để tính số đo may váy, các bạn cần chú ý tới những chỉ số dưới đây:
Chiều dài: đo từ eo đến hết mắt cá chân
Chiều hạ gối: từ eo đến trên phần đầu gối khoảng 3-4cm
Vòng bụng: đo sát eo
Vòng mông: đo vùng nảy nở nhất
Vòng đùi: đo quanh nơi lớn nhất phần đùi.
Cách tính số đo may đầm
Cách tính số đo may đầm
Cách tính số đo cắt may đầm có thể được tính thông qua những chỉ số sau đây:
Chiều dài: đo từ cổ sau xuống hết mắt cá chân
Ngang vai: đo từ phần đầu vai trái cho đến hết phần vai phải
Dài tay: đo từ đầu vai đến hết nếp gấp giữa bắp tay và cánh tay.
Vòng cổ: lấy số đo sát quanh chân cổ (nơi lớn nhất của cổ)
Vòng ngực: đo khi ngực đầy nhất (nên mặc áo ngực nếu là nữ)
Chiều hạ eo: tính từ chân cổ sau đến hết eo từ 3-4cm
Chiều hạ ngực: đo từ phần sát cổ (cao nhất vai) đến đầu ngực (nên mặc áo ngực nếu là nữ)
Vòng mông: đo vùng nảy nở nhất
Chiều hạ gối: từ eo đến trên phần đầu gối khoảng 3-4cm
Vòng đùi: đo quanh nơi lớn nhất phần đùi
Cách tính vải may quần áo
Cách tính vải may áo
Cách tính vải may áo
Vải may áo có thể được tính thông qua bộ công thức sau đây:
Khổ 1m2 - 1m3 sẽ ứng với chiều dài áo + chiều dài tay áo + 10cm (có nghĩa sẽ cần từ 1m25 - 1m3 vải).
Nên mua gấp đôi (phần công thức) đối với khổ vải từ 90cm - 1m1.
Nếu bạn sử dụng chất vải là cotton, các khổ cần lựa chọn sẽ rộng khoảng 1m8 - 2m. Nên mua chiều dài vải khoảng 80cm.
Khổ vải từ 1m5 - 1m6: đối với áo dài tay chọn mua 1m2 vải, với áo cộc tay mua 1m vải.
Cách tính vải may chân váy
Công thức tính vải may chân váy sẽ dựa vào những yếu tố sau đây:
Khổ vải dài từ 1m1 - 1m3 mua để may đo gấp đôi chân váy.
Khổ 90cm sẽ được tính bằng công thức 30cm + may gấp đôi chân váy.
Vải cotton rộng khoảng 1m8 - 2m nên lựa chọn khổ vải dài 80cm.
Cách tính vải liền thân
Để tính được vải liền thân thì chúng ta cũng nên quan tâm tới công thức sau: Nếu sử dụng cách may đo thông thường, với khổ vải từ 1m5 - 1m6 thì nên mua vải dài 1m5, nhỏ hơn thì nên mua 2m để tiết kiệm chi phí.
Cách tính may vải quần
Cách tính may vải quần
Để tính được may vải quần thì chúng ta cũng nên quan tâm tới công thức sau: Nếu khổ quần từ 1m2 - 1m3, khổ vải cần chọn sẽ khoảng 1m5. Nếu khổ quần từ 1m5 - 1m6, nên chọn khổ vải từ 1m1 khi may quần dài.
Cách vẽ mẫu lên giấy trước khi thực hiện cắt trên vải
Thông thường, những người mới vào nghề sẽ có xu hướng thực hiện vẽ phác chi tiết lên thẳng mặt vải luôn, và cách thức này hoàn toàn không sai đối với những loại vải có giá thành rẻ. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể vẽ phác trước từng chi tiết lên bề mặt vải dựa vào số đo đã định trước. Tuy nhiên, với những mẫu khó, phức tạp thì cần vẽ chi tiết lên giấy trước khi đưa lên mặt vải để có số đo chính xác nhất.
Nếu để ý, các bạn sẽ thấy rằng những người thợ thủ công lành nghề họ sẽ thường không vẽ lên mặt vải trước mà họ thường sẽ vẽ trên giấy, sau đó vẽ trên các chất vải thử có giá thành rẻ và cùng độ co giãn và cuối cùng mới đi vào chất vải chính thức. Đó là bởi vì những thiết kế mà họ được giao đều là những thiết kế phức tạp, có giá trị cao và thường được tầng lớp thượng lưu ưa chuộng sử dụng.
Cách vẽ mẫu lên giấy trước khi thực hiện cắt trên vải
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc vẽ mẫu và đo đạc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và những người thợ có kinh nghiệm đôi khi sẽ chỉ cần vẽ thẳng trực tiếp trên vải luôn. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới học nghề, dù cho đó có là sản phẩm gia công hàng loạt, việc học cách vẽ mẫu trước khi cắt là một trong những điều tối thiểu nếu bạn muốn trở thành một người thợ lành nghề.
Ngoài ra, nếu bạn đang phải thực hiện những mẫu sản phẩm may đo, bạn cần trực tiếp lấy số đo chính xác của khách hàng mà không qua hệ thống size chuẩn, khác hoàn toàn với việc gia công đồ may mặc, khi những số đo đã được lập thành một bảng hoàn chỉnh để sản xuất hàng loạt và đáp ứng đại đa số nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Cách cắt vải may
Đối với những sản phẩm khác nhau thì cách cắt vải cũng khác nhau và đến từ những hình vẽ được coi như những bộ khung để làm nên sản phẩm của bạn sau này. Từ những chi tiết được phác thảo và vẽ trên bản thảo có sẵn và cả phần đường may thừa (thông thường khi vẽ sẽ ít khi chứa phần đường may) bạn thực hiện cắt thành những khuôn nhỏ theo khuôn vẽ, may vá để tạo nên sản phẩm.
Cách cắt vải dành cho người mới bắt đầu
Như đã nói ở trên, mỗi sản phẩm đều có những quy trình cắt may khác nhau, nên việc sưu tầm, tham khảo và thực hiện càng nhiều cách cắt vải thì tay nghề của bạn sẽ càng được nâng cao, đồng thời những sản phẩm đầu ra sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn. Sau khi thực sự thành thạo, bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo ra cách cắt của riêng mình.
Có thể lấy ví dụ về công thức cắt vải cho áo sơ mi như sau:
Cắt phần chiều dài áo
Cắt sâu phần cổ khoảng 2.5cm
Cắt phần hạ xuôi đường vai khoảng 2cm
Tính phần hạ nách theo công thức là tổng của độ co giãn khi cử động và ¼ số đo vòng ngực
Cắt phần hạ eo thân trước và thân sau
Cắt phần rộng ngang cổ khoảng 10cm
Cắt chiều rộng một bên cầu vai bằng một nửa chiều rộng vai
Tính phần rộng ngang ngực bằng tổng của ¼ vòng ngực cộng thêm 5cm.
Tính phần vào eo sau khoảng 1.5 cm
Tính phần rộng ngang gấu áo bằng ¼ vòng ngực cộng thêm 1cm
Chiết phần ly áo ở thân sau khoảng 2cm (để dễ thực hiện, các bạn nên lấy điểm chính giữa thân áo làm tâm ly)
Cắt phần hạ gấu của thân sau thêm khoảng 2cm
Cắt thêm miếng cố định cổ phần thân sau rộng khoảng 3cm.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
Kích thước size áo dài Việt Nam và cách chọn size phù hợp
Phân loại các kích thước balo phù hợp đủ loại lứa tuổi bé đến lớn
Bảng size kích thước túi xách chuẩn nhất | Cách đo kích thước túi
Kích thước vali xách tay ký gửi được mang lên máy bayBảng size kích thước áo thun chuẩn Việt Nam, Châu Âu và Quảng Châu
Vậy là sau khi đọc những thông tin trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết cách tính số đo cắt may, cũng như cách thức mà những chiếc quần, chiếc áo được sinh ra. Chúc các bạn trong nghề có thể may ra được những trang phục tốt nhất để phục vụ cho bản thân và cho những người xung quanh!