Vải dạ là chất liệu hầu như không còn xa lạ với cuộc sống chúng ta hiện nay. Từ cuộc sống đời thường cho đến những sàn diễn thời trang, đâu đâu cũng xuất hiện hình bóng của chất liệu đặc biệt này.
Là lựa chọn hàng đầu cho những tín đồ thời trang, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vải dạ là gì, nguồn gốc ở đâu và ứng dụng ra sao. Với bài viết hôm nay, hãy cùng Natoli tìm hiểu lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
Vải dạ là gì?
Vải dạ được hiểu là vải hàng dệt có nguồn gốc từ các sợi thiên nhiên như lông của một số loài động vật, đay, cói, sợi bông và những loại sợi tổng hợp. Ngày nay, vải dạ còn được chiết xuất từ bông và sợi nhân tạo như polyester. Khi sản xuất, các loại sợi này được ép chặt vào nhau sẽ tạo thành một tấm vải hoàn chỉnh.
Do có chất liệu là sợi tự nhiên được ép chặt không có khe hở nên vải dạ giữ nhiệt rất tốt. Vải dạ dày hơn so với vải nỉ nên thường được ưu tiên may áo khoác mùa đông hay áo form dài. Quần áo làm từ vải dạ rất mềm, mịn và mang đến cảm giác êm ái.
Vải dạ
Tùy vào tỉ lệ sợi và chất liệu sẽ cho ra các loại vải dạ khác nhau như dạ mềm, dạ tấm cứng, dạ phẳng,...Giá thành của mỗi loại vải dạ cũng khác nhau.
Nguồn gốc vải dạ
Vải dạ có nguồn gốc từ xứ Wales và được biết đến lần đầu tiên vào thế kỷ 16. Hàng dạ được tạo ra để thay thế quần áo len trơn của người bản địa. Thành phần đầu tiên của vải dạ là sợi thô, được chải một bên hoặc cả hai mặt và có nguồn gốc từ lông cừu. Loại vải này bảo vệ người dân tốt hơn so với len trơn trước mùa đông nổi tiếng là ấm và khô của xứ Wales.
Các loại vải dạ hiện nay
Vải dạ ép, dạ lì
Vải dạ lì được tạo thành nhờ việc ép các loại sợi với nhau tạo thành tấm vải. Chính vì thế, vải dạ lì rất dễ cắt và không tiêu tốn thời gian cho công đoạn vắt sổ. Vải dạ lì thịnh hành trên thị trường may mặc từ rất nhiều năm nay, bất cứ quý cô sành thời trang nào cũng đều sở hữu trong tủ đồ ít nhất một chiếc áo khoác hay măng tô làm từ vải dạ.
Những chiếc áo được tạo thành từ chất liệu vải này chẳng những mang đến cảm giác ấm áp mà còn tôn lên vẻ sang trọng, quý phái cho người mặc. Những mẫu chân váy từ vải dạ là lựa chọn hoàn hảo cho các cô nàng hiện đại theo đuổi phong cách năng động.
Vải dạ ép dạ lì
Vải dạ text
Có nguồn gốc từ những sợi bông kết hợp với việc pha màu bằng những nguyên liệu tự nhiên nên loại vải này rất thân thiện với người sử dụng.
Không giống với các loại vải hóa học, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về các hiện trạng kích ứng da khi sử dụng, vải dạ text sẽ bảo vệ làn da của bạn an toàn.
Vải nylon là gì ? Tổng quan về chất liệu vải nilon chi tiết nhất
Vải Organza là gì ? Thông tin từ A - Z về chất liệu vải Organza
Vải polyamide là gì ? Ứng dụng của chất liệu vải Polyamide
Vải Polyester là gì ? Tổng hợp các công dụng, ứng dụng vải polyester
Vải Ripstop là gì ? Ứng dụng của vải Ripstop như thế nào
Vải tuyết mưa là gì ? TẤT TẦN TẬT về chất vải tuyết mưa
Vải Umi là gì ? Nguồn gốc, sản xuất và ứng dụng của vải Umi
Với các đặc tính như mặt vải đanh, độ dày vừa phải, không co giãn và không rão, vải dạ text phù hợp cho các thiết kế áo gile, áo măng tô nữ, áo vest, chân váy,...Màu sắc độc đáo cũng chính là yếu tố tạo nên nét riêng cho chất liệu vải text.
Vải dạ text
Vải dạ từ lông cừu
Dạ lông cừu là một trong những chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và được các nhà thiết kế nổi tiếng đặc biệt ưa chuộng. Từng cá thể cừu được chăn nuôi để lấy lông đều được theo dõi gene để đảm bảo sức khỏe và chất lượng lông đạt chuẩn. Lông cừu được xén nguyên tấm từ đầu đến chân sau và được phân loại theo màu sắc, độ dài, độ xoăn và độ mảnh. Sau khi vận chuyển đến nhà máy dệt, lông sẽ được làm tơi, chải và tách rời các loại sợi bằng hệ thống máy móc hiện đại.
Những chiếc áo với thành phần vải dạ từ lông cừu đều có độ bền nhất định, không bị nhàu nát nên luôn giữ được dáng áo như lúc ban đầu. Chất vải mềm, mịn và nhẹ, hoàn toàn an toàn với da, không gây kích ứng. Ngoài ra, lông cừu còn có khả năng hút ấm, tách nhiệt và giữ ấm rất tốt nên rất được ưa chuộng làm quần áo ấm tại các quốc gia có mùa đông ẩm.
Vải dạ từ lông cừu
Vải dạ nỉ
Vải dạ nỉ là loại vải nguồn gốc từ các loại sợi len tổng hợp. Với bề mặt được bao phủ bởi lớp lông ngắn vô cùng mềm mại, vải dạ nỉ thường được sử dụng để may các loại áo jacket, áo khoác,…Ngoài ra, với các đặc tính ít thấm nước, giữ ẩm tốt và chất vải mềm nên còn được sử dụng để làm các loại đồ chơi, đồ handmade.
Vải dạ nỉ
Vải dạ Tweed
Vải dạ Tweed luôn được nhắc đến như sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại. Đây là một trong những vải dạ điển hình và được đông đảo người ưa chuộng. Vải dạ Tweed vừa hoàn hảo về mặc thời trang vừa thực hiện tốt vai trò giữ ấm. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay đã cho ra đời các phân khúc vải chất lượng với độ dày vừa phải, khả năng chống thấm hoàn hảo.
Với thành phần ban đầu là sợi len, các loại vải dạ Tweed hiện nay còn được biến tấu bằng sự kết hợp các chất liệu Cashmere hay Mohair. Tuy vậy, vải vẫn giữ được vẻ đẹp cổ điển sơ khai pha lẫn nét sang trọng hiện đại.
Vải dạ Tweed
Ưu điểm của vải dạ
- Các lớp lông ép chặt với nhau nên khả năng giữ ấm và giữ nhiệt rất tốt.
- Vải có tính đàn hồi tốt, không bị co dãn trong quá trình sử dụng.
- Chất vải mềm, mịn và êm ái.
- Đa dạng về màu sắc, chất liệu, kích cỡ.
- Sợi vải dày nên vải có độ bền cao, khả năng chống nước hoàn hảo.
- Vải không bị tước sợi, dễ cắt, khâu trước khi may mà không cần công đoạn vắt sổ.
- Ít bám bụi, bám lông nên được ưa chuộng trong lĩnh vực may mặc.
- Giá thành hợp lý hơn so với các loại vải khác.
Nhược điểm của vải dạ
- Chất vải dày gây hạn chế trong việc thiết kế.
- Vì có nguồn gốc từ sợi tự nhiên, vải dạ rất hay thu hút côn trùng.
- Khi gặp nhiệt độ cao, vải sẽ có xu hướng co lại.
- Khi bị nhúng nước, vải sẽ ngậm nước và nặng hơn rất nhiều lần.
- Một vài loại vải dạ có phần bề mặt vải khá thô nên khi tiếp xúc với da sẽ gây khó chịu.
- Vải không có độ dẻo dai cao.
- Vải chỉ co giãn ở một mức độ nhất định.
Ứng dụng của vải dạ
Vải dạ may áo khoác
Những chiếc áo khoác từ vải dạ chẳng những được phái nữ tin dùng mà còn được đấng mày râu hết lòng săn đón. Với khả năng giữ ấm tốt, áo khoác dạ là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày trời trở lạnh. Vào những ngày se lạnh của mùa đông, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc áo khoác dạ theo chân chủ nhân đi khắp mọi nẻo đường. Đơn giản nhưng tinh tế, lịch sự nhưng sang trọng, áo khoác dạ dáng dài mang đến cảm giác cuốn hút, tôn lên sự duyên dáng cho các chị em phụ nữ.
Vải dạ may áo khoác
Vải dạ may váy
Một sự lựa chọn khác cho các cô nàng với những thiết kế vải dạ bên cạnh áo khoác và măng tô chính là váy. Váy với chất liệu từ vải dạ chắc chắn là một item mà các cô nàng không thể làm ngơ. Khác với những chiếc áo khoác hay măng tô, váy vải dạ lại tôn lên nét đẹp trẻ trung, năng động. Những chiếc váy vải dạ dễ dàng mix and match theo bất kì concept nào, giúp người dùng thỏa sức thể hiện dấu ấn cá nhân.
Quần vải dạ
Quần vải dạ là một ứng dụng phổ biến của vải dạ không kém cạnh áo khoác và váy. Chất liệu mỏng, mềm và co dãn mang đến sự thoải mái cho người dùng. Các loại quần vải dạ được biến tấu thành nhiều phong cách khác nhau mang sự lựa chọn đa dạng cho người dùng. Quần vải dạ nam mang đến sự nhã nhặn, lịch sự phù hợp với dân công sở. Các nam sinh khi diện những chiếc quần vải dạ lại thể hiện nét cá tính, thời trang.
Quần vải dạ
Cách nhận biết vải dạ tốt
Sự đồng nhất của bề mặt vải và khoảng cách giữa các sợi là hai yếu tố tiên quyết để nhận biết chất lượng vải tốt. Bên cạnh đó, có thể nhận biết chất lượng vải bằng độ dày và độ ấm của vải.
- Vải dạ chất lượng cao thường mềm, mịn và không có lỗ thủng. Nếu vải bị dão, sờn và có lỗ thủng có thể kết luận đây là vải kém chất lượng.
- Vải dạ tốt thường có tính đàn hồi.
- Xuất xứ cùng là một yếu tố đánh giá chất lượng vải.
- Bề mặt vải kém chất lượng thường xuất hiện những chấm vải nhỏ li ti trong khi bề mặt vải tốt thường trơn mịn.
- Hạn chế chọn những loại vải có sợi bị gãy hoặc chẻ vì nếu vải được chọn lọc, xử lý kỹ càng sẽ không xảy ra tình trạng này.
Cách bảo quản vải dạ
- Dùng nước ấm pha một ít xà phòng để giặt sẽ giữ được độ mềm mịn của vải.
- Hạn chế giặt các sản phẩm từ vải dạ bằng máy giặt để tránh tình trạng mất form, hư hỏng.
- Các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm phai màu vải nên tuyệt đối không nên dùng.
- Khi phơi nên chọn móc có độ dày hoặc móc treo độn vì vải dạ khi ngậm nước sẽ rất nặng.
- Phơi vải dạ ở nơi có thoáng mát, có ánh sáng nhẹ để tránh tình trạng vải bị co lại.
Vải lót là gì ? Các loại vải lót thông dụng nhất hiện nay
Vải lụa là gì ? A - Z tổng quan về chất liệu vải lụa, các loại vải lụa
Vải mango là gì ? Vải mango SIÊU mềm mại và tính ỨNG DỤNG cao
Vải nhung là gì ? Đặc điểm, ứng dụng và phân loại các loại vải nhung
Vải nỉ là gì ? Tổng quan về chất liệu vải nỉ, phân loại, nguồn gốcCác loại vải phổ biến nhất thông dụng trong ngành may mặc
Bài viết trên là những chia sẻ về khái niệm, nguồn gốc và ứng dụng của các loại vải dạ. Hy vọng với những thông tin mà Natoli cung cấp, bạn sẽ có thể nắm rõ hơn về chất liệu vải này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình nhé!
Tag : Vải dạ Hàn , Vải dạ mềm, Mua vải dạ ở đâu, Vải dạ may áo khoác, Vải dạ có may loại, Vải dạ tiếng anh, Giá vải dạ, Vải dạ mịn